Những thắc mắc về bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt

Bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt có được hay không? Đây là băn khoăn và thắc mắc của rất nhiều nhà thầu hiện nay. Ngoài bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt, các nhà thầu còn có hình thức bảo đảm dự thầu nào khác hay không? Bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp chi tiết và cụ thể cho về vấn đề này.

Bao-dam-du-thau-bang-tien-mat-1

Bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt là gì?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt, các nhà thầu cần nắm được bảo đảm dự thầu là gì? Bảo đảm dự thầu là việc các nhà đầu tư, nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp ký quỹ, đặt cọc hoặc nộp thư bảo lãnh của các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để đảm bảo trách nhiệm dự thầu của chính các nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ theo yêu cầu.

Tại Điều 11 Luật đấu thầu 2013 quy định về bảo đảm dự thầu, để bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với những gói thầu cung cấp dịch vụ mua sắm hàng hóa, phi tư vấn, xây lắp và gói thầu hỗn hợp.
  • Đấu thầu rộng rãi và chỉ định đấu thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Bao-dam-du-thau-bang-tien-mat-2

Hình thức bảo đảm dự thầu

Đặt cọc

Đặt cọc là một trong những biện pháp đảm bảo được quy định tại khoản 1 điều 318 bộ Luật dân sự 2015. Đặt cọc là kết quả của sự thương lượng và thỏa thuận giữa hai bên, một bên giao cho bên còn lại một khoản tiền hoặc đá quý, kim khí quí hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn đã thỏa thuận để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc trong đấu thầu có thể bằng tiền mặt, kim khí, đá quý,…hoặc đặt cọc bằng séc (bảo chi) do các tổ chức tín dụng/ ngân hàng phát hành, việc đặt cọc tài sản để đảm bảo việc dự thầu theo hình thức nào còn phụ thuộc vào yêu cầu của bên mời thầu thể hiện ở trong hồ sơ mời thầu.

Bảo lãnh

Theo điều 335 của Bộ luật dân sự 2015, bảo lãnh là việc người thứ ba (được gọi chung là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (được gọi chung là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (được gọi chung là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Bao-dam-du-thau-bang-tien-mat-3

Ký quỹ

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền mặt hoặc đá quý, kim khí quý, hoặc giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ.

Bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt có được hay không?

Luật dân sự 2015 quy định về những biện pháp đặt cọc cụ thể như sau:

  • Đặt cọc là một trong những biện pháp đảm bảo được quy định tại khoản 1 điều 318 bộ luật dân sự 2015.
  •  Việc đặt cọc trong đấu thầu có thể bằng tiền mặt, đá quý, kim khí,… hoặc đặt cọc bằng séc (bảo chi) do các tổ chức tín dụng/ ngân hàng phát hành.

Như vậy ta có thể hiểu bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt vừa là một biện pháp đặt cọc vừa là một trong những phương pháp bảo đảm dự thầu. Chủ thầu khi tiến hành các thủ tục bảo đảm dự thầu có thể sử dụng biện pháp đặt cọc tiền mặt làm biện pháp đảm bảo của mình. Việc bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt là theo quy định pháp luật đấu thầu.

Tuy nhiên, bên mời thầu có quyền quy định các biện pháp bảo đảm dự thầu phù hợp với nhu cầu và mục đích của bên họ. Biện pháp bảo đảm được bên mời thầu quyết định rõ trong hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt, tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc thù pháp luật có những quy định về bảo đảm dự thầu như với gói thầu xây lắp gói thầu mua sắm hàng hóa theo những thông tư rõ ràng và cụ thể: Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 và Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015; Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và khi tham dự thầu, nhà thầu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do các tổ chức tín dụng hoặc các ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng phiếu Séc (bảo chi).

Bao-dam-du-thau-bang-tien-mat-4

Vì vậy cần xác định:

  • Gói thầu này là gói thầu gì?
  • Những yêu cầu trong hồ sơ mời thầu được chỉ ra thế nào để xác định việc đặt cọc bằng tiền mặt có phù hợp hay không.

Ngoài việc đặt cọc để bảo đảm dự thầu thì chủ thầu có thể tiến hành dự thầu bằng tiền mặt thông qua một hình thức khác đó là bảo đảm ký quỹ. Chủ thầu có nghĩa vụ gửi một khoản tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ. Như vậy việc bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt thông qua phương thức ký quỹ này cũng đúng quy định của pháp luật và nếu phù hợp với những quy định của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu sẽ được coi là hợp lệ và có quyền dự thầu như những nhà thầu khác.

Hi vọng với những thông tin ngắn gọn nhưng vô cùng hữu ích, các nhà dự thầu đã tìm ra đáp án cho câu hỏi bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt có được hay không. Hãy là những nhà thầu thông thái và nắm rõ các quy trình dự thầu, để đạt được nhiều kết quả như mong muốn trong quá trình dự thầu.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply