Bạn đã biết chùa Khai Nguyên ở đâu chưa?

Bạn có biết chùa Khai Nguyên ở đâu không? Chùa Khai Nguyên là ngôi chùa vô cùng nổi tiếng ở nước ta, với lịch sử rất lâu đời được xây dựng từ nửa đầu thế kỷ 16. Chùa Khai Nguyên hiện nay sở hữu bức tượng phật A Di Đà lập kỷ lục là lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Bức tượng này có chiều cao 72m gấp khoảng hơn 40 lần so với người trưởng thành, phần đế rộng hơn 1200m2 tương đương với diện tích khoảng 10 ngôi nhà. Vậy chùa Khai Nguyên nằm ở đâu, cách đi lại và giá vé tại đây như thế nào? Hãy cùng chúng tôi “bỏ túi” những kinh nghiệm khi đi chùa Khai Nguyên đầy đủ và chi tiết nhất qua bài viết này nhé.

Chua-khai-nguyen-o-dau-1

Chùa Khai Nguyên ở đâu?

Vị trí của chùa Khai Nguyên

Bất cứ du khách nào đến với thị xã Sơn Tây (Hà Nội) và có hỏi thăm “đâu là ngôi chùa lớn nhất khu vực Sơn Tây?”. Chắc chắn người dân ở đây sẽ giới thiệu với bạn ngôi chùa Khai Nguyên và chỉ đường cho bạn đi đến thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông. Bởi lẽ, đây chính là mảnh đất tâm linh và là chốn cửa Phật mà bất cứ người con Sơn Tây hay là du khách thập phương cũng đều muốn ghé thăm để dâng hương và cầu vận cho mình và gia đình.

Vậy bạn có biết chùa Khai Nguyên ở đâu? Chùa Khai Nguyên có tên đầy đủ là Tản Viên Sơn Quốc tự hay chùa này còn được gọi là chùa Tản Viên tọa lạc tại thôn Khoang Sau, Sơn Đông, Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Chua-khai-nguyen-o-dau-2

Đường đến chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km và phương tiện đi đến đây rất đa dạng. Có nhiều cách để đến được chùa Khai Nguyên, nhưng tuyến đường được chọn đi nhiều nhất là đi theo đường Quốc lộ 32 hoặc đi đường cao tốc Láng Hòa Lạc. Bởi vì đường này ngoài ưu điểm rộng rãi, dễ nó đi còn rất thuận tiện cho việc ăn uống, nghỉ ngơi cũng như tham quan các địa điểm nổi tiếng khác ở khu vực Sơn Tây, Ba Vì.

Lịch sử của chùa Khai Nguyên Sơn Tây

Chua-khai-nguyen-o-dau-3

Với bề dày lịch sử ngàn năm, chùa Khai Nguyên phải trải qua rất nhiều thăng trầm của bom rơi đạn lạc và sự tàn phá chiến tranh. Chùa này được khởi công xây dựng vào thời vua Lý khoảng đầu thế kỉ 11. Đến thời nhà Nguyễn, thì chùa được bà con chuyển về miếng đất mới ở trước cửa Đền Trung. Trải qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt chống giặc Pháp và Mỹ khiến cho kiến trúc chùa mất đi khá nhiều. Dưới sự đồng ý của chính quyền, bà Vương Thị Nhật đã thành tâm kêu gọi mọi người để tu sửa lại chùa vào năm 1997.

Năm 2008, Đại đức Thích Đạo Thịnh được bổ nhiệm về để trông nom chùa Khai Nguyên. Sau khi tiếp nhận, ông đã làm đơn xin được chuyển chùa về vị trí cũ và được sự chấp thuận thì chùa Khai Nguyên đã chuyển về vị trí trước cửa đền Trung ngày 4 tháng 7 năm 2008.

Kiến trúc của chùa Khai Nguyên

Chùa nằm ở giữa một vùng quê yên bình và tươi đẹp. Có hồ nước vuông vắn nằm trong khuôn viên, có cây cối xanh tốt, hoa thơm khắp 4 mùa, đem lại một không khí thanh tịnh cho Phật tử và những du khách khi bước chân tới chùa. Chùa Khai Nguyên có một mô hình kiến trúc đặc biệt, vừa đáp ứng nhu cầu tu hành cũng vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh. Do vậy chùa này hứa hẹn sẽ trở thành một ” Đại Danh Thắng” trong và ngoài nước ta.

So với những ngôi chùa lớn như là chùa Yên Tử hay là chùa Ngọc Hoàng thì chùa Khai Nguyên có quy mô nhỏ hơn và chỉ khoảng 500m2. Tuy vậy nhưng kiến trúc trong chùa lại vô cùng tinh tế bởi có sự kết hợp hài hòa giữa cổ và kim. Chùa gồm: tháp Chuông, tháp Trống và một khu Nội Viện.

Chua-khai-nguyen-o-dau-4

Trong khuôn viên của chùa, hệ thống tượng Phật, tượng La Hán rất đặc sắc được đặt trong Nội điện và các dãy hành lang, sân chùa. Một bức tượng Đức Phật A Di Đà được xây dựng có độ cao 72m, cao 13 tầng đã trở thành bức tượng Phật cao nhất Đông Nam Á. Chùa Khai Nguyên có khả năng thu hút số lượng đông đảo Phật tử sùng đạo cũng như là khách du lịch trong nhiều năm tới.

Sau 4 năm kể từ khi xây dựng Đại Tượng Phật A Di Đà Vì Hòa Bình của Thế Giới, cho đến nay phần cốt tượng đã được làm xong, hiện giờ Đại Tượng này đang đi vào giai đoạn hoàn thiện phần bên trong. Năm 2018 trụ trì của chùa Khai Nguyên đã sang tận thành phố Vancouver của Canada để thỉnh về những khối ngọc bích NePhrite để làm trái tim cho tượng Phật an trí trong lòng Đại Tượng Phật. Nhưng vì lý do trái tim của Đại Tượng này thuộc tầng 11 ở vị trí rất cao cho nên sư phụ trụ trì Đại Đức Thích Đạo Thịnh đã thay đổi, chỗ trái tim của đại tượng Phật thì chế tác một trái tim bằng ngọc và tượng Phật A Di Đà thì an trí tại tầng 2 của Đại Tượng.

Kết Luận

Sau khi đọc xong bài viết này của chúng tôi chắc hẳn bạn đã biết chùa Khai Nguyên ở đâu rồi đúng không nào? Rất mong với những thông tin chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết về ngôi chùa linh thiêng này.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply