Xe kinh doanh vận tải là gì? Những điều cần biết về mô hình xe kinh doanh vận tải

Xe kinh doanh vận tải là gì? Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều người làm ngành nghề kinh doanh buôn bán với số lượng lớn vì vậy họ sẽ cần sử dụng xe xe kinh doanh vận tải để vận chuyển. Nhưng không phải ai cũng hiểu xe kinh doanh vận tải là gì? Các thủ tục xin cấp phép và những lưu ý khi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như thế nào?

Xe kinh doanh vận tải là gì?

Xe-kinh-doanh-van-tai-la-gi-1

Xe kinh doanh vận tải là gì? Thuật ngữ này cũng khá dễ hiểu. Xe kinh doanh vận tải có rất nhiều loại với trọng tải khác nhau nhưng nếu xe sử dụng với các mục đích dưới đây được coi là xe kinh doanh vận tải:

  • Đầu tiên xe kinh doanh vận tải là việc dùng ô tô, xe tải để vận chuyển hàng hóa cũng như chở người với mục đích để kinh doanh. Trường hợp này bao gồm kinh doanh vận tải để thu tiền trực tiếp hoặc thu tiền không trực tiếp.
  • Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là một hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó các đơn vị kinh doanh vận tải trực tiếp cung cấp dịch vụ và thu cước phí từ khách hàng.
  • Còn kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là một hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó các đơn vị kinh doanh vận tải vừa cung cấp dịch vụ vận tải vừa thực hiện có ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và cước phí vận tải thu thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Tất cả các loại xe được sử dụng với mục đích trên đều phải gắn logo và làm phù hiệu xe. Đây là quy định bắt buộc nếu vi phạm đơn vị có thể bị phạt tối đa lên tới 12 triệu đồng.

Xe-kinh-doanh-van-tai-la-gi-2

Vậy xe không kinh doanh vận tải là như thế nào? Đó là các loại xe mà không thuộc các trường hợp trên tức là sử dụng xe vận tải không với mục đích kinh doanh sinh lợi và cũng không phát sinh lợi nhuận trong quá trình vận chuyển. Đối với các loại xe này thì không cần phải gắn logo và làm phù hiệu xe.

Một số quy định chung trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà bạn nên biết

Những điều kiện để kinh doanh vận tải bằng ô tô:

  • Đối với các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh cần phải có trụ sở tại các thành phố trực thuộc trung ương và phải có từ ít nhất 10 xe trở lên.
  • Với các đơn vị, doanh nghiệp có trụ sở tại các thành phố khác phải có từ ít nhất 5 xe trở lên.
  • Với các đơn vị, doanh nghiệp có trụ sở đặt tại các huyện nghèo cần phải có từ 3 xe trở lên.
  • Khi các đơn vị, doanh nghiệp muốn kinh doanh vận tải cần phải nêu rõ những thông tin như về cơ cấu tổ chức của đơn vị, thông tin của người điều hành, trình độ, chuyên môn, theo dõi lắp đặt thiết bị, phương án tổ chức và quản lý.
  • Các đơn vị, doanh nghiệp cần phải nêu rõ hình thức kinh doanh vận tải, phạm vi hoạt động, chế độ sửa chữa và bảo dưỡng, nơi đỗ xe.

Khi các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện kinh doanh vận tải:

  • Xe ô tô để kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp theo đúng hợp đồng thuê phương tiện của đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh với cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Trước ngày 01/07/2021 những loại xe ô tô kinh doanh vận tải có đầu kéo, xe container phải lắp camera để thuận tiện cho việc lưu trữ các hình ảnh trong quá trình tham gia giao thông.

Phù hiệu của xe kinh doanh vận tải là gì?

Phù hiệu của xe kinh doanh vận tải là mẫu giấy hoặc mẫu tem được gắn ở kính chắn trước xe hoặc mặt ngoài cánh cửa buồng lái xe. Đây là quy định mang tính bắt buộc đối với những xe kinh doanh vận tải đã được quy định tại nghị định số 86/2014/NĐ – CP và Thông tư số 63/2014/TT – BGTVT.

Xe-kinh-doanh-van-tai-la-gi-3

Những thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải

Để có thể kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh cần chuẩn bị giấy tờ và thủ tục như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải của đơn vị, doanh nghiệp.
  • Giấy quyết định bổ nhiệm trưởng phòng điều hành kinh doanh vận tải.
  • Bản sao giấy xác nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp.
  • Giấy phương án kinh doanh theo mẫu của bộ giao thông vận tải.
  • Bản sao bằng cấp hoặc chứng chỉ của người điều khiển xe ô tô.
  • Giấy quyết định thành lập bộ phận quản lý và theo dõi về an toàn giao thông.
  • Kế hoạch đảm bảo được an toàn giao thông theo mẫu quy định của bộ GTVT.
  • Quy định đảm bảo an toàn giao thông theo mẫu quy định của bộ GTVT.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên đơn vị, doanh nghiệp sẽ làm hồ sơ, đảm bảo rằng đã đáp ứng đủ tất cả các điều kiện kinh doanh xe vận tải và nộp lại cho bộ.

Lưu ý khi kinh doanh vận tải

  • Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải chỉ sử dụng ô tô có trọng tải nhỏ hơn 1500kg.
  • Khi sử dụng xe taxi tải cần phải có biển hiệu dán bên ngoài của xe chữ “Taxi tải” cùng với số điện thoại cũng như tên đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh.
  • Khi vận chuyển hàng hóa siêu trọng siêu trường cần phải mang theo đầy đủ giấy tờ lưu hành.
  • Nếu sử dụng xe để kinh doanh vận tải loại hàng nguy hiểm chứa các chất gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe cần có giấy phép vận chuyển của cơ quan thẩm quyền.
  • Nếu sử dụng kinh doanh vận tải bằng xe container phải gắn phù hiệu “ Xe container”. Cùng với đó xe ô tô có đầu kéo phải gắn hiệu “Xe đầu kéo”.

Kết luận

Trên đây là những thông tin đã chia sẻ cho bạn hiểu về xe kinh doanh vận tải là gì? Hy vọng qua bài viết này các đơn vị, doanh nghiệp có thể nắm rõ được điều kiện và thủ tục đăng ký xe kinh doanh vận tải.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply