Bạn có biết Sông Bạch Đằng ở đâu không?

Sông Bạch Đằng ở đâu là một trong những câu hỏi luôn khiến người ta thắc mắc? Bởi dòng sông Bạch Đằng không những nuôi dưỡng con người, bồi đắp nền văn hóa mà dòng sông này còn tạo nên những trang lịch sử hào hùng của dân tộc. Vậy sông Bạch Đằng nằm ở đâu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng mình để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên này bạn nhé!

Song-bach-dang-o-dau-1

Sông Bạch Đằng ở đâu?

Để biết sông Bạch Đằng ở đâu thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về vị trí địa lý của con sông này nhé.

Vị trí của dòng sông Bạch Đằng

Sông Bạch Đằng hay còn có tên gọi là Bạch Đằng Giang. Sông Bạch Đằng này nằm giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên của Hải Phòng. Nó cách vịnh Hạ Long và cửa Lục khoảng 40km. Nó nằm trong hệ thống của sông Thái Bình.

Vị trí địa lý sông Bạch Đằng

Song-bach-dang-o-dau-2

Sông Bạch Đằng có điểm đầu đó là phà Rừng và điểm cuối là cửa Nam Triệu của Hải Phòng. Sông này có chiều dài 32 km. Hai bờ sông Bạch Đằng có hệ thống các sông ngòi dày đặc. Nơi đây có địa hình núi non rất hiểm trở; có nhiều hang động và rừng rậm thuận lợi cho việc bố trí hệ thống phòng thủ Quốc gia.

Sông Bạch Đằng còn là con đường thủy trọng yếu để đi vào Hà Nội (Thăng Long xưa). Con đường đi từ miền nam của Trung Quốc qua cửa sông Nam Triệu, qua sông Thầy, sông Đuống và cuối cùng qua sông Hồng vào Thăng Long Hà Nội.

Sông Bạch Đằng liên quan đến những sự kiện nào?

Sông Bạch Đằng rất nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:

  • Trận thủy chiến của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đánh thắng quân xâm lược Nam Hán.
  • Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng của Lê Đại Hành năm 981 đã đập tan quân Tống.
  • Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy đã đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên.

Song-bach-dang-o-dau-3

Bãi cọc sông Bạch Đằng ở đâu?

Bãi cọc Bạch Đằng là những bãi cọc trên sông Bạch Đằng được dùng làm trận địa chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt xưa. Bãi cọc do Ngô Quyền khởi xướng năm 938 trong trận đại phá quân Nam Hán.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, dấu tích của các trận chiến Bạch Đằng còn hiện hữu tiêu biểu như:

Bãi cọc Yên Giang

Bãi cọc Yên Giang đã được phát hiện vào năm 1953 khi người dân trong vùng này đào đất đắp đê. Bãi cọc nằm ở trong một đầm nước giáp đê sông Chanh, thuộc Yên Giang của thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Bãi cọc này hiện còn hàng trăm cây cọc, một số cọc cắm thẳng đứng. Đa số cọc đều nằm chếch theo hướng đông 15 độ, cắm hình chữ “chi”.

Cọc phần lớn được làm bằng gỗ lim hoặc táu còn để nguyên vỏ. Đầu dưới vót nhọn và đầu trên đã bị gãy. Độ dài trung bình của các cọc từ 2,6m đến 2,8m; có cọc còn dài tới 3,2 m. Phần cọc được vót nhọn dài từ 0,8 m đến 1 m. Đầu phía trên của cọc nằm dưới mặt đất sâu khoảng 0,5 m đến trên 1,5 m.

Toàn bộ bãi cọc này đã được xây kè bảo vệ với diện tích 220m2. Trong đó, có 42 cọc nguyên trạng khi phát hiện, sâu dưới lớp bùn hơn 2 m, nhô cao lên từ 0,2 đến 2 m. Mật độ cọc ở nửa bãi phía nam là cây mỗi 0,9 đến 1,2 m, nửa bãi phía bắc có một cây mỗi cây 1,5 đến 2,2 m.

Bãi cọc đồng Vạn Muối

Bãi cọc này phát hiện năm 2005, thuộc Nam Hòa, Quảng Yên, Quảng Ninh. Bãi cọc có hàng chục cây cọc trên một khu vực rộng 100m, dài 300 m. Theo các nhà khoa học thì người xưa đã dùng loại cọc đường kính 7 đến 10 cm, to nhất là loại 20 – 22cm, có cọc còn dài trên 2m được cắm theo nhiều thế rất hiểm.

Cách đóng cọc xuống hiện nay vẫn là bí ẩn. Tuy nhiên dân gian truyền rằng người xưa sử dụng cách làm như sau:

  • Vót nhọn mũi cọc.
  • Đưa mũi cọc nhọn xuống nước trước, cọc sẽ cắm xuống một độ sâu nhất định.
  • Dùng dây thừng buộc vào 2 rọ mây vắt qua đầu trên của cọc.
  • Nhét từng viên đá vào 2 rọ cho đến khi đủ tải trọng để ấn cọc xuống.
  • Khi đầu cọc đạt cao độ thì chuyển đá ra khỏi rọ và đẽo nhọn đầu cọc.

Bãi cọc đồng Má Ngựa

Bãi cọc này nằm ở cửa sông Kênh và cách bãi cọc đồng Vạn Muối khoảng 1km về hướng Nam. Bãi này thuộc khu Hưng Học, phường Nam Hòa, Quảng Yên.

Hình thức cắm cọc ở đây thì tương đối đặc biệt. Các cọc được cắm thành dãy như tường thành dày theo một hướng. Các cọc gỗ ở đây được chọn và cắm rất đa dạng, từ lim xẹt, hoàng linh, chò chỉ, hay chò nâu, chẹo tía, giẻ đỏ,…

Bãi cọc có quy mô khoảng 2100m2, trải dài 70m theo chiều Đông – Tây, rộng 30m theo chiều Bắc – Nam. Mật độ phân bố và độ sâu của cọc thì không đồng đều.

Kết luận

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi sông Bạch Đằng ở đâu mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Rất mong bài viết trên đây cung cấp được những thông tin có ích đến cho bạn đọc.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply